07/11/2016
Sau khi người mua trúng đấu giá nộp đủ tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án, tổ chức bán đấu giá tài sản phối hợp với cơ quan thi hành án tổ chức giao tài sản cho người mua tài sản trong thời hạn 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền. Trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng ( đoạn 2 khoản 3 điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP)
Vậy thủ tục giao tài sản như thế nào ?
Theo quy định hiện hành, chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá bằng những cách thức sau:
Cách thức thứ nhất: Giao tài sản theo thỏa thuận: ( Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thi hành án-Điều 6 luật THADS)
* Đối với bất động sản:
-Trường hợp một
-Nếu chủ sở hữu tài sản và người mua trúng đấu giá có thể thỏa thuận về việc tự giao tài sản, tự xác định vị trí, ranh giới, diện tích hoặc các bên có thể thỏa thuận khác về thời hạn giao, về thời hạn lưu cư, …. và những thỏa thuận khác để tự giao nhận tài sản. Thì chấp hành viên ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng biên bản thỏa thuận giao nhận tài sản, người mua tài sản tự giao nhận tài sản với chủ sở hữu( hoặc người có quyền sử dụng đất) đối với tài sản, chấp hành viên ban hành văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thực hiện theo quy định chung.
Ví dụ: Ông A là người mua trúng đấu giá căn nhà của ông B, ông A thỏa thuận cho ông B lưu cư 2 tháng, tự thỏa thuận giao nhận tài sản sau 2 tháng, đồng thời ông A hổ trợ cho ông B số tiền 5 triệu đồng để tạo điều kiện cho Ông B ổn định cuộc sống ở nơi ở mới
Vậy thủ tục giao tài sản như thế nào ?
Theo quy định hiện hành, chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá bằng những cách thức sau:
Cách thức thứ nhất: Giao tài sản theo thỏa thuận: ( Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thi hành án-Điều 6 luật THADS)
* Đối với bất động sản:
-Trường hợp một
-Nếu chủ sở hữu tài sản và người mua trúng đấu giá có thể thỏa thuận về việc tự giao tài sản, tự xác định vị trí, ranh giới, diện tích hoặc các bên có thể thỏa thuận khác về thời hạn giao, về thời hạn lưu cư, …. và những thỏa thuận khác để tự giao nhận tài sản. Thì chấp hành viên ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng biên bản thỏa thuận giao nhận tài sản, người mua tài sản tự giao nhận tài sản với chủ sở hữu( hoặc người có quyền sử dụng đất) đối với tài sản, chấp hành viên ban hành văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thực hiện theo quy định chung.
Ví dụ: Ông A là người mua trúng đấu giá căn nhà của ông B, ông A thỏa thuận cho ông B lưu cư 2 tháng, tự thỏa thuận giao nhận tài sản sau 2 tháng, đồng thời ông A hổ trợ cho ông B số tiền 5 triệu đồng để tạo điều kiện cho Ông B ổn định cuộc sống ở nơi ở mới
Chấp hành viên ghi nhận thỏa thuận của hai bên, tuy việc ông A hỗ trợ thêm tiền di dời tài sản cho Ông B là không bắt buộc, vì đã có tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống cho Ông B được trích từ tài tiền bán tài sản theo quy định nhưng việc thỏa thuận này, và việc thỏa thuận cho ông B lưu cư không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nên việc thỏa thuận trên là đáng được khuyến khích.
Đây là cách giao tài sản nhẹ nhàng, hiệu quả nhất. Khi chủ sở hữu tài sản, người mua trúng đấu giá hòa thuận nhau, việc sử dụng tài sản sau mua trúng đấu giá sẽ được thuận tiện, rất ít khi phát sinh tranh chấp, giữ được tình làng nghĩa xóm, giảm chi phí cưỡng chế và công sức của cán bộ, công chức nhà nước, giảm gánh nặng cho xã hội.
Trường hợp thứ hai: Nếu hai bên thỏa thuận với nhau về việc giao nhận tài sản trúng đấu giá, nhưng bên mua tài sản yêu cầu cơ quan chức năng cắm mốc, xác định ranh giới vị trí tài sản nhằm minh bạch, tránh sự tranh chấp với những hộ liền kề, thì Chấp hành viên tiến hành tổ chức giao tài sản, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tham gia giao tài sản cho người mua trúng đấu giá.
Cách thức thứ hai, nếu chủ tài sàn không tự nguyện giao tài sản, không hợp tác với cơ quan thi hành án dân sự, thì chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế giao tài sản theo các điều 114, 115, 116, và 117 luật Thi hành án dân sự.
Đây là phương án giao tài sản xấu nhất, có thể để lại hệ lụy lâu dài trong việc sử dụng tài sản bán đấu giá, là nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, cũng gây tốn kém tiền của của Nhà nước và nhân dân, phải đầu tư nhiều công sức. Thực tế, có nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá xong, không thể giao được cho người trúng đấu giá, do nhiều nguyên nhân như tranh chấp, như vi phạm thủ tục thi hành án, do sai lệch về diện tích, vị trí, chủng loại tài sản…
Việc giao tài sản là động sản, giao tài sản để cho người nhận tài sản để thi trừ nợ, giao tài sản theo bản án của Tòa án cũng tương tự như trên, nhưng tùy thuộc vào loại tài sản phải chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hay không.
Theo mẫu B41 phụ lục IV (dành cho Cục THADS) và C41, phụ lục V (dành cho Chi cục THADS) ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ tư pháp. Thì trước khi giao tài sản, chấp hành viên phải ra quyết định giao tài sản cho người mua trúng đấu giá, trong mẫu Quyết định này phải căn cứ vào đơn xin nhận tài sản của người mua trúng đấu giá.
Đơn xin nhận tài sản của người mua trúng đấu giá là cơ sở để chấp hành viên ra quyết định giao tài sản, là cơ sở để người mua trúng đấu giá bảo vệ quyền lợi của mình khi chấp hành viên chậm giao tài sản theo quy định. Đồng thời cũng là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua trúng đấu giá.
Ngược lại, khi chấp hành viên yêu cầu người mua trúng đấu giá tài sản làm đơn xin nhận tài sản trúng đấu giá, thì họ bị cho rằng làm khó dễ cho người dân, phát sinh ra nhiều thủ tục phiền phức…. lý do, nhận thức nói chung về thủ tục thi hành án chưa thống nhất, chưa tuyên truyền giải thích rõ cho người dân nên dẫn đến có những cách hiểu khác nhau.
Thực tiễn
Trong thực tiễn thi hành án, có chấp hành viên không ra quyết định giao tài sản, hoặc ra quyết định giao tài sản nhưng lượt bỏ căn cứ xét đơn xin nhận tài sản của người mua trúng đấu giá. Phải chăng, điều này vi phạm thủ tục thi hành án, vi phạm thông tư 01/2016/TT-BTP nêu trên.
Ban hành quyết định giao tài sản cho người mua trúng đấu giá là quy định không mới, trong thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 cũng đã có quy định. Nhưng qua nhiều năm triển khai thực hiện, tùy lúc, tùy nơi áp dụng chưa đồng bộ, có nhận thức khác nhau về việc áp dụng biểu mẫu như đã nêu. Thiết nghĩ, các Cục Thi hành án dân sự quản lý và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong phạm vi địa phương (khoản 2 điều 33 thông tư số 01/2016/TT-BTP)
Vì “Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng thống nhất, phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành bản án” ( trích điều 34 thông tư 01/2016/TT-BTP)
Trong thực tế, để việc thi hành án thuận lợi, đặt biệt là việc giao nhận tài sản suôn sẻ, các đương sự tự nguyện hợp tác với nhau thì trước nhất Chấp hành viên phải là người am hiểu pháp luật, tổ chức thi hành vụ việc chặt chẽ, đúng quy trình, kiểm tra đối chiếu tài sản trước khi kê biên, xác định rõ ràng, chi tiết tài sản khi kê biên, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót từ khâu tống đạt đến khâu kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản… đặc biệt là tài sản gắn liền với đất, do nhiều nguyên nhân, có thửa đất có nhiều GCN QSD đất hoặc diện tích, vị trí không xác với thực tế… nên rất cần sự cẩn thận từ ban đầu của chấp hành viên.
Ngoài ra, chấp hành viên phải am hiểu phong tục tập quán, có kỷ năng vận động, dân vận trong thi hành án. Để làm được điều này, chấp hành viên phải là một cán bộ, một đảng viên gần dân, thấu hiểu quần chúng, tôn trọng, chia sẽ tâm tư nguyện vọng người dân, cương quyết và công bằng để động viên, thuyết phục họ tự nguyện thi hành án nói chung và tự nguyện thỏa thuận giao tài sản cho người trúng dấu giá nói riêng.
Ngoài ra, chấp hành viên phải có mối quan hệ tốt, phối hợp tốt, hiệu quả với các bộ phận, các ngành hữu quan để hổ trợ tốt nhất trong việc thi hành vụ việc.
Từ đó, chấp hành viên tích lũy được có kỷ năng tốt nhất để thi hành vụ việc được dứt điểm.
Kiến nghị:
– Niêm yết công khai thủ tục thi hành án tại bộ phận một cửa của văn phòng Cục để người dân tìm hiểu, nắm bắt để họ có thái độ hợp tác với cơ quan thi hành án.
-Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đất ở và các giấy tờ khác phải được cơ quan chức năng thực hiện ở mức độ chính xác cao, tránh việc tài sản có sự sai lệch giữa giấy tờ và thực tế.
Đây là cách giao tài sản nhẹ nhàng, hiệu quả nhất. Khi chủ sở hữu tài sản, người mua trúng đấu giá hòa thuận nhau, việc sử dụng tài sản sau mua trúng đấu giá sẽ được thuận tiện, rất ít khi phát sinh tranh chấp, giữ được tình làng nghĩa xóm, giảm chi phí cưỡng chế và công sức của cán bộ, công chức nhà nước, giảm gánh nặng cho xã hội.
Trường hợp thứ hai: Nếu hai bên thỏa thuận với nhau về việc giao nhận tài sản trúng đấu giá, nhưng bên mua tài sản yêu cầu cơ quan chức năng cắm mốc, xác định ranh giới vị trí tài sản nhằm minh bạch, tránh sự tranh chấp với những hộ liền kề, thì Chấp hành viên tiến hành tổ chức giao tài sản, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tham gia giao tài sản cho người mua trúng đấu giá.
Cách thức thứ hai, nếu chủ tài sàn không tự nguyện giao tài sản, không hợp tác với cơ quan thi hành án dân sự, thì chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế giao tài sản theo các điều 114, 115, 116, và 117 luật Thi hành án dân sự.
Đây là phương án giao tài sản xấu nhất, có thể để lại hệ lụy lâu dài trong việc sử dụng tài sản bán đấu giá, là nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, cũng gây tốn kém tiền của của Nhà nước và nhân dân, phải đầu tư nhiều công sức. Thực tế, có nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá xong, không thể giao được cho người trúng đấu giá, do nhiều nguyên nhân như tranh chấp, như vi phạm thủ tục thi hành án, do sai lệch về diện tích, vị trí, chủng loại tài sản…
Việc giao tài sản là động sản, giao tài sản để cho người nhận tài sản để thi trừ nợ, giao tài sản theo bản án của Tòa án cũng tương tự như trên, nhưng tùy thuộc vào loại tài sản phải chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hay không.
Theo mẫu B41 phụ lục IV (dành cho Cục THADS) và C41, phụ lục V (dành cho Chi cục THADS) ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ tư pháp. Thì trước khi giao tài sản, chấp hành viên phải ra quyết định giao tài sản cho người mua trúng đấu giá, trong mẫu Quyết định này phải căn cứ vào đơn xin nhận tài sản của người mua trúng đấu giá.
Đơn xin nhận tài sản của người mua trúng đấu giá là cơ sở để chấp hành viên ra quyết định giao tài sản, là cơ sở để người mua trúng đấu giá bảo vệ quyền lợi của mình khi chấp hành viên chậm giao tài sản theo quy định. Đồng thời cũng là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua trúng đấu giá.
Ngược lại, khi chấp hành viên yêu cầu người mua trúng đấu giá tài sản làm đơn xin nhận tài sản trúng đấu giá, thì họ bị cho rằng làm khó dễ cho người dân, phát sinh ra nhiều thủ tục phiền phức…. lý do, nhận thức nói chung về thủ tục thi hành án chưa thống nhất, chưa tuyên truyền giải thích rõ cho người dân nên dẫn đến có những cách hiểu khác nhau.
Thực tiễn
Trong thực tiễn thi hành án, có chấp hành viên không ra quyết định giao tài sản, hoặc ra quyết định giao tài sản nhưng lượt bỏ căn cứ xét đơn xin nhận tài sản của người mua trúng đấu giá. Phải chăng, điều này vi phạm thủ tục thi hành án, vi phạm thông tư 01/2016/TT-BTP nêu trên.
Ban hành quyết định giao tài sản cho người mua trúng đấu giá là quy định không mới, trong thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 cũng đã có quy định. Nhưng qua nhiều năm triển khai thực hiện, tùy lúc, tùy nơi áp dụng chưa đồng bộ, có nhận thức khác nhau về việc áp dụng biểu mẫu như đã nêu. Thiết nghĩ, các Cục Thi hành án dân sự quản lý và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong phạm vi địa phương (khoản 2 điều 33 thông tư số 01/2016/TT-BTP)
Vì “Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng thống nhất, phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành bản án” ( trích điều 34 thông tư 01/2016/TT-BTP)
Trong thực tế, để việc thi hành án thuận lợi, đặt biệt là việc giao nhận tài sản suôn sẻ, các đương sự tự nguyện hợp tác với nhau thì trước nhất Chấp hành viên phải là người am hiểu pháp luật, tổ chức thi hành vụ việc chặt chẽ, đúng quy trình, kiểm tra đối chiếu tài sản trước khi kê biên, xác định rõ ràng, chi tiết tài sản khi kê biên, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót từ khâu tống đạt đến khâu kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản… đặc biệt là tài sản gắn liền với đất, do nhiều nguyên nhân, có thửa đất có nhiều GCN QSD đất hoặc diện tích, vị trí không xác với thực tế… nên rất cần sự cẩn thận từ ban đầu của chấp hành viên.
Ngoài ra, chấp hành viên phải am hiểu phong tục tập quán, có kỷ năng vận động, dân vận trong thi hành án. Để làm được điều này, chấp hành viên phải là một cán bộ, một đảng viên gần dân, thấu hiểu quần chúng, tôn trọng, chia sẽ tâm tư nguyện vọng người dân, cương quyết và công bằng để động viên, thuyết phục họ tự nguyện thi hành án nói chung và tự nguyện thỏa thuận giao tài sản cho người trúng dấu giá nói riêng.
Ngoài ra, chấp hành viên phải có mối quan hệ tốt, phối hợp tốt, hiệu quả với các bộ phận, các ngành hữu quan để hổ trợ tốt nhất trong việc thi hành vụ việc.
Từ đó, chấp hành viên tích lũy được có kỷ năng tốt nhất để thi hành vụ việc được dứt điểm.
Kiến nghị:
– Niêm yết công khai thủ tục thi hành án tại bộ phận một cửa của văn phòng Cục để người dân tìm hiểu, nắm bắt để họ có thái độ hợp tác với cơ quan thi hành án.
-Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đất ở và các giấy tờ khác phải được cơ quan chức năng thực hiện ở mức độ chính xác cao, tránh việc tài sản có sự sai lệch giữa giấy tờ và thực tế.
Sử Hữu Hay
Nguồn: https://thads.moj.gov.vn/kiengiang/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=19